Được sản xuất cho mục đích để chơi, đồ chơi cho trẻ em có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn như có cạnh sắc, có dây hoặc các bộ phận nhỏ. Đồ chơi rẻ tiền rất dễ gây nguy hiểm cho trẻ em nếu không được thiết kế và sản xuất đúng cách. Một phiên bản mới của Tiêu chuẩn quốc tế ISO về an toàn đối với đồ chơi cho trẻ em rất nổi tiếng vừa được xuất bản để đảm bảo rằng Tiêu chuẩn này luôn duy trì mức độ an toàn của đồ chơi trong bối cảnh thế giới của chúng ta luôn thay đổi.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 8124-1 "An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý (Safety of toys – Part 1: Safety aspects related to mechanical and physical properties)", xác định các yêu cầu và phương pháp thử đối với đồ chơi cho trẻ em dưới 14 tuổi và đề cập đến cả tuổi thọ hợp lý của đồ chơi. Tiêu chuẩn quốc tế này quy định các tiêu chí chấp nhận được đối với các đặc tính về cấu trúc của đồ chơi, chẳng hạn như hình dạng, kích thước và đường viền, cũng như các khía cạnh cụ thể cho một số đồ chơi góc cạnh của xe cho trẻ em. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến các cảnh báo và hướng dẫn sử dụng phù hợp.
Christian Wetterberg, Trưởng Ban kỹ thuật tiêu chuẩn chịu trách nhiệm xây dựng bộ Tiêu chuẩn ISO 8124, cho biết các tiêu chuẩn này gồm 150 trang để cập đến một loạt các rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như các điểm, cạnh sắc, các bộ phận nhỏ ...
"Bộ Tiêu chuẩn ISO 8124 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các yêu cầu về an toàn đối với đồ chơi ở nhiều quốc gia, vì vậy điều quan trọng là các Tiêu chuẩn này vẫn như được cập nhật và áp dụng càng nhiều càng tốt" ông nói.
"Phiên bản năm 2018 bao gồm các định nghĩa và yêu cầu về cảnh báo được cập nhật, thông số kỹ thuật được sửa đổi liên quan đến một loạt các vật liệu và các bộ phận, chẳng hạn như dây và dây đai, và việc bổ sung một số đồ chơi mới như yo-yo."
ISO 8124-1 là một trong những tiêu chuẩn dài nhất và chi tiết nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 8124. Các phần khác của Bộ tiêu chuẩn ISO 8124 gồm: ISO 8124-2 về tính dễ cháy, ISO 8124-3 về mức thôi nhiệm và ISO 8124-4 về các thanh trượt, ổ trượt và các đồ chơi tương tự.
Bộ Tiêu chuẩn ISO 8124 được xây dựng bởi Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn ISO/TC 181 "An toàn cho đồ chơi", với Cơ quan Tiêu chuẩn quốc gia Đan Mạch là Thư ký.
Hiện Việt Nam đã chấp nhận các tiêu chuẩn ISO 8124 thành Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam
TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
TCVN 6238-2:2008 (ISO 8124-2 : 2007) về an toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2 - Yêu cầu chống cháy
TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
TCVN 6238-4A:2011 (ISO 8124-4:2010) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình
TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em
TCVN 6238-8:2015 (ISO/TR 8124-8:2014) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 8: Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng