Hotline: 0964648020

logo
ISO ban hành tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Tre

Ban kỹ thuật gồm các chuyên gia về tre của ISO vừa xuất bản Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành này, góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Với hơn mười ngàn công dụng khác nhau, tre rất đa năng, có thể tái tạo, sạch, xanh và phong phú. Hơn nữa, tre còn là chìa khóa của nhiều giải pháp phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.

ISO vừa xuất bản Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Tre.

Ban kỹ thuật gồm các chuyên gia về tre của ISO vừa xuất bản Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành này, góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Mạnh mẽ, thiết thực, có khả năng tái tạo và bổ dưỡng, tre là một trong những tài nguyên hữu ích nhất trên thế giới, tuy nhiên hầu hết tiềm năng của nó vẫn chưa được khai thác. Có niên đại từ thời nhà Hán của Trung Quốc cổ đại hơn hai ngàn năm trước, công dụng của tre bao gồm từ việc làm giấy đến chữa bệnh cho hàng ngàn cá thể xung quanh chúng ta mỗi ngày.

Với các đặc tính cơ lý vượt trội, tre có thể được sử dụng để làm giường, sàn, vật liệu kết cấu và xây dựng, đồ nội thất, đồ dùng nhà bếp, nhạc cụ… và nhiều hơn nữa. Nhờ thế, cây tre cũng tạo ra việc làm và duy trì sinh kế cho con người ở nhiều quốc gia đang phát triển. Trên hết, cây tre thải ra nhiều oxy và hấp thụ nhiều khí cacbonic hơn nhiều loài thực vật khác, khiến chúng trở thành một trong những công cụ chống lại biến đổi khí hậu hiệu quả nhất.

Nhận thấy sự cần thiết phải hỗ trợ sự phát triển của ngành tre, Ủy ban kỹ thuật chuyên trách của ISO vừa xuất bản Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên, cùng với nhiều tiêu chuẩn khác đang được triển khai. Tiêu chuẩn ISO 21625, Từ vựng liên quan đến tre và các sản phẩm từ tre, đưa ra các thuật ngữ và định nghĩa được thống nhất và công nhận ở cấp quốc tế trong ngành này, sẽ cung cấp cơ sở thiết yếu cho sự thông hiểu và hợp tác hơn.

Karnita Yuniarti, Trưởng nhóm công tác xây dựng tiêu chuẩn ISO 21625, cho biết: tiêu chuẩn này là nền tảng thiết yếu cho ngành, cung cấp một nền tảng mà từ đó ngành tre có thể phát triển hiệu quả nhất. Tre là một nguồn tài nguyên quý giá trong việc đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, bao gồm xóa đói giảm nghèo, cung cấp năng lượng sạch và giá cả phải chăng, sản xuất có trách nhiệm và hơn thế nữa.

“Các Tiêu chuẩn Quốc tế hỗ trợ việc sử dụng tre rộng rãi hơn, vì chúng đưa cả thế giới vào cùng một trang tài liệu và đưa ra hướng dẫn đã được thống nhất nhằm thúc đẩy sự hợp tác và thương mại. Bằng việc cung cấp một ngôn ngữ chung mà mọi người đều có thể hiểu được, ISO 21625 là bước đầu tiên quan trọng để từ đó các tiêu chuẩn trong tương lai có thể được phát triển”.

Theo chuyên gia Trưởng nhóm Dự án, tổng cộng có đến 642 loài tre - trong đó có 1 521 là tre thân gỗ - phân bố tự nhiên ở các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm trên toàn cầu.

“Tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn về tre trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường tre toàn cầu và tạo ra một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cho tre. Nó cũng sẽ góp phần vào việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên tre và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”.

Các tiêu chuẩn trong tương lai sẽ bao gồm sàn tre, than tre và mây. Tiêu chuẩn ISO 21625 do ban kỹ thuật ISO/TC 296 Tre và mây biên soạn, ban thư ký do SAC - thành viên của ISO tại Trung Quốc đảm nhiệm. Việt Nam hiện đang là thành viên quan sát (thành viên O) của ban kỹ thuật này.

Nguồn: vietq