Người tiêu dùng cần phải nhận thức được rủi ro tiềm năng khi mua hàng đã qua sử dụng và các biện pháp phòng ngừa đơn giản áp dụng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Ông Rae Dulmage, Trưởng ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/PC 245 "Thương mại hàng hóa cũ qua biên giới", giải thích rằng một vài câu hỏi thông minh có thể giúp bạn quyết định có đáng mua một hàng hóa nào không. "Tôi sẽ dùng nó để làm gì? Tôi mong muốn dùng nó trong bao lâu? Quan trọng nhất là bạn nên mua từ một đại lý có uy tín, nơi hiểu rõ những gì bạn đang cần và áp dụng các nguyên tắc của ISO 20245".
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 20245:2017 cung cấp các hướng dẫn có giá trị cho các tổ chức, doanh nghiệp và cả chính phủ khi họ muốn tăng cường nỗ lực thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra tối thiểu đối với việc buôn bán hàng cũ qua biên giới. Đây là Tiêu chuẩn Quốc tế ISO đầu tiên trên thế giới về hàng hóa cũ được buôn bán, trao tặng hoặc trao đổi giữa các quốc gia. Điều này rất quan trọng vì tiêu chuẩn này giúp điều chỉnh một thị trường hàng hóa còn chưa thực sự nghiêm túc và luôn có ý định chuyển hàng ngàn tấn các vật liệu cũ, không cần thiết và đôi khi nguy hại ra khỏi bãi chôn lấp chất thải.
Tại Canada, thị trường hàng hoá đã qua sử dụng và hàng cũ đã tăng lên khoảng 29 tỷ đô la Canada (CND) trong năm 2016, tăng thêm hơn 1 tỷ đô la Canada so với năm 2015.
Thương mại hàng cũ tiếp tục phát triển hàng năm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Người sử dụng cuối mua những sản phẩm này mong muốn họ được an toàn, không gặp phải hàng hóa, sản phẩm lỗi và sử dụng lâu dài trong một khoảng thời gian hợp lý, ngay cả chúng trong tình trạng cũ.
Giống như bất kỳ sản phẩm do nhà máy sản xuất, hàng hoá đã qua sử dụng phải đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng một cách hợp lý. Cần có các tiêu chí đo lường được về chất lượng, thông tin sản phẩm và yêu cầu sử dụng cùng với các chi tiết bổ sung về tình trạng của sản phẩm, hàng hóa đã qua sử dụng.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 20245:2017 chỉ ra cách đánh giá và phân loại các sản phẩm theo bảng xếp hạng dựa trên tình trạng của chúng: A (rất tốt/very good), B (tốt/good), C (bình thường/fair) và D (không tốt/poor). Các tiêu chí này được sử dụng bởi các bên xuất nhập khẩu hay chính phủ để kiểm tra tại chỗ và khi quá cảnh sàng hàng hoá đã qua sử dụng tại cảng, và đảm bảo rằng cả người tiêu dùng và môi trường đều được bảo vệ.
Ông Rae Dulmage hy vọng các thực hành tốt về hàng hoá đã qua sử dụng được quy định trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO 20245:2017 sẽ trở nên phổ biến và có sẵn. "Nếu các quốc gia thực thi các yêu cầu theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 20245 như là một phần của các quy định nhập khẩu, các tổ chức sẽ hợp nhất các yêu cầu này vào các quá trình mua bán và sản xuất của họ, và các tổ chức từ thiện sẽ sử dụng các yêu cầu này khi một quy định chung để giúp họ hoạt động tốt hơn, các sản phẩm không an toàn và không đáng tin cậy sẽ dần dần được loại bỏ khỏi thị trường và xử lý đúng cách".
Và đối với người tiêu dùng, Ông nói, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 20245 sẽ giúp đảm bảo cho người tiêu dùng có được các hàng hóa an toàn và có thể sử dụng được nhưng vẫn đem lại các giá trị đáng kể.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 20245:2017 được xây dựng bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/PC 245 "Thương mại hàng hóa cũ qua biên giới". Chủ tịch của Ban kỹ thuật ISO/PC 245 này là Cơ quan Tiêu chuẩn hóa Canada (SCC), thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO và Cơ quan Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO giữ vai trò Thư ký.